Pets Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách chăm sóc Hamster Baby !

2 posters

Go down

Cách chăm sóc Hamster Baby ! Empty Cách chăm sóc Hamster Baby !

Bài gửi by Admin Mon Mar 02, 2009 2:49 am

Quá trình trưởng thành của Hamster Baby :

- Thông thường lúc chúng ta gọi là Hams con thì đó đều là những chú Hams chưa đầy tháng. Đây cũng giống như thời kỳ trẻ con ( dưới 1 tuổi) của con người. Thời gian Hams từ trưởng thành cho đến lúc đầy tháng cũng giống như giai đoạn thanh thiếu niên của chúng ta. Từ khoảng thời gian sau khi trưởng thành cho đến khi một tuổi thì tương đưong với thời kỳ trung niên của con người. Với Hams sau một tuổi, những cơ quan trên cơ thể đã ở trạng thái suy thoái giống như thời kỳ cao tuổi của con người. Thời gian sống của Hams lúc đã cao tuổi không giống nhau. Thông thường tuổi thọ của Hams là 2 năm nhưng nếu bạn chăm sóc tương đối tốt thì chú Hams đó có thể sống trên 3 năm.

- Trong những giai đoạn phát triển của Hams thì sự trưởng thành lúc Hams chưa đầy tháng là nhanh nhất. Trên cơ bản đó là quá trình từ không thành có ( chúng ta sẽ nói rõ hơn phần dưới). Ở giai đoạn từ sau khi đầy tháng cho đến khi trưởng thành thì sự thay đổi có thể là kích thước cơ thể trở nên lớn hơn nhưng cũng có rất nhiều con không có sự thay đổi rõ rệt về kích thước. Lúc đến thời kỳ Hams ở giai đoạn trung niên ( trong khoảng thời gian từ trưởng thành đến 1 tuổi) thì sự thay đổi của Hams dường như là 0. Hams ở trong thời gian cao tuổi sẽ từ từ lộ rõ tình trạng suy yếu.

- Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng của Hams con chưa đầy tháng chúng ta có thể chia thành những giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn thứ nhất là trong vòng một tuần sau khi sinh. Đây là quá trình phát triển các cơ quan trên cơ thể của Hams con, lúc này thức ăn hoàn toàn nhờ vào Hams mẹ, hoạt động của Hams con cũng chỉ trong phạm vi tổ của nó. Đó là vì mặc dù tứ chi đã phát triển nhưng chưa có lực, không thể chống đỡ được trọng lượng cơ thể vì thế mặc dù tính hiếu kỳ của nó mạnh nhưng không thể nào tự mình bò ra khỏi tổ được. Đặc điểm rõ rệt nhất của giai đoạn này chính là toàn bộ màu lông của nó vẫn chưa mọc ra ngoài, trông giống như hạt đậu phộng với màu thịt đỏ hồng.
+ Giai đoạn thứ hai là từ một tuần đến hai tuần. Màu lông của Hams con trong giai đoạn này trên cơ bản đã mọc hết, màu lông lúc này không khác với màu lông của Hams đã trưởng thành. Chúng ta sẽ căn cứ vào màu lông của giai đoạn này để phân biệt chủng loại Hams. Có một vấn đề rất quan trọng ở giai đoạn này đó là; tất cả Hams lúc này đã mở mắt ( thông thường là sau 10 ngày và chậm nhất là sau 14 ngày). Lúc này có thể xem như Hams con đã bước qua khỏi giai đoạn nguy hiểm sau khi sinh đồng thời có thể ăn được những thức ăn không cứng lắm nhưng lúc này nó vẫn dựa vào sữa mẹ là chính. Ở giai đoạn này thì Hams con đã đi được và tính nghịch ngợm, hiếu động bắt đầu bộc lộ. Nó thường xuyên làm cho Hams mẹ phải lo lắng, kiếm tìm khắp mọi nơi để đưa nó về lại tổ cũ .


Phân biệt giới tính Hams Baby lúc chưa đầy tháng :

- Hams con từ lúc sinh ra đến lúc đầy tháng thì có 3 giai đoạn, phán đoán Hams con thuộc giống đực hay cái cũng có những phương pháp khác nhau.

1. Lúc chào đời được một tuần : Lúc này Hams con vẫn chưa mọc lông, chỉ có thể thông qua bộ phận sinh dục để phân biệt giới tính. Nếu bộ phận sinh dục đặc biệt lớn thì trên cơ bản đó là chuột đực, tương đối nhỏ thì là chuột cái. ( Độ tin cậy của phương pháp này là 70%)

2. Sinh ra trong vòng 2 tuần : Lúc này Hams con cũng đã mọc lông, mắt cũng đã mở. Ở giai đoạn này chúng ta sẽ kiểm tra phần bụng của Hams, xem phần trên của bụng có chấm của vú không để phân biệt đực hay cái. Có 8 chấm vú nhỏ ( chủ yếu là phân bố nơi gần 4 chân, mỗi bên 2 chấm) thì là cái, còn không thì là đực. (Độ tin cậy của phương pháp này là 100%).

3. Sau khi sinh ra được 3 tuần : Lúc này lông của Hams đã mọc tương đối, chấm vú của con cái đã có lông che phủ, không thể nhìn thấy. Phân biệt giới tính lúc này là khó nhất. Lúc này chỉ có thể xem khoảng cách của 2 chấm (bộ phận sinh dục và phần đít) có lông hay không, có lông thì là đực; không có lông thì là cái. tất nhiên là xem khoảng cách của 2 chấm cũng được nhưng lúc này khoảng cách của 2 chấm là như nhau ( Độ tin cậy của phương pháp này là 70%).

- Trên đây là phương pháp giúp các bạn phân biệt được giới tính của Hams con lúc chưa đầy tháng. Nhưng với các bạn vừa mới nuôi, quan hệ giữa bạn và Hams chưa thật sự gần gũi thì không nên áp dụng phương pháp này vì sau khi đã xem xong thì trên người Hams con sẽ có mùi của bạn và sẽ có khả năng là Hams mẹ sẽ ăn mất chuột Hams.



Chăm sóc Hams Baby :

- Thời gian Hams mẹ mang thai cho đến lúc sinh là 18 đến 21 ngày. Trước lúc sinh Hams mẹ thường cảm thấy bất an, sẽ có hiện tượng chảy máu ở bộ phận sinh dục. Nhưng xin đừng lo vì đây là do sự hình thành của bào thai tạo ra. Thông thường Hams mẹ đều sinh con trong bóng tối. Quá trình sinh sản đa phần đều rất thuận lợi. Nhưng nếu cơ thể của Hams mẹ quá nhỏ hoặc do những nguyên nhân khác thì cũng có trường hợp khó sinh. Lúc này cần nhanh chóng đưa đến bác sỹ thú ý.
- Chăm sóc chuột con :
+ Hams mẹ sau khi sinh xong thường chỉ nằm trong tổ và ít khi ra ngoài. Hams con nằm trong tổ thì vẫn chưa mở mắt, lông vẫn chưa mọc dài, cân nặng chỉ khoảng 2 gram. Toàn thân Hams con lúc mới sinh có màu đỏ, mắt chưa mở, chưa mọc lông đồng thời có kêu những tiếng "chít, chít" nho nhỏ. Có thể bạn rất muốn xem chúng đang làm gì nhưng tốt nhất là đừng làm phiền chúng và tuyệt đối không nên vuốt ve Hams con. Bởi vì lúc này Hams mẹ sẽ trở nên rất hung dữ. Nếu trên người Hams con có mùi của con người hoặc Hams mẹ cảm thấy Hams con và tổ của mình đã bị phát hiện thì nó sẽ ăn, cắn chết hoặc bỏ mặc không chăm sóc Hams con nữa. Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng một tuần sau khi Hams mẹ sinh nhưng không có nghĩa là không có vấn đề gì xảy ra trong tuần kế tiếp. Vì thế sau khi Hams mẹ sinh xong cho đến thời gian Hams con cai sữa thì không nên chạm vào Hams con thậm chí cũng tránh chuyện vệ sinh lồng. Hams con có đôi lúc bị lạc đường và chúng sẽ bò ra khỏi tổ. Lúc này Hams mẹ sẽ tha con về lại chỗ cũ. Nhưng nếu Hams mẹ vẫn không tha con về tổ của mình thì bạn tuyệt đối không nên dùng tay để bế Hams con mà phương pháp tốt nhất là dùng giấy để bọc lại phần đầu nhọn của chiếc đũa, sau đó thấm nước tiểu Hams hoặc cát có sẵn trong nhà vệ sinh của Hams và đưa Hams con trở lại tổ .



Thời gian cai sữa Hams Baby :

- Nếu muốn cai sữa cho Hamster thì đầu tiên nên đặt một câu hỏi, đó là: Cai sữa vào thời gian nào sẽ tốt ? Từ bốn giai đoạn trưởng thành của Nếu muốn cai sữa cho Hamster thì đầu tiên nên đặt một câu hỏi, đó là: Cai sữa vào thời gian nào sẽ tốt? Từ bốn giai đoạn trưởng thành của Hams con chưa đầy tháng chúng ta sẽ thấy: thời gian lúc Hams con mở mắt đồng thời hoàn toàn không còn dựa vào mẹ ( tức là có thể tự lập lấy được thức ăn) thì được xem là khởi điểm hợp lý cho thời gian cai sữa. Và lúc Hams mẹ từ chối không chăm sóc Hams con nữa thì được xem là thời điểm kết thúc hợp lý của thời kỳ cai sữa. Như vậy, chúng ta sẽ có thời gian cai sữa hợp lý cho Hams con là: bắt đầu từ tuần thứ 3 và kết thúc vào tuần thức 4, thời gian kéo dài trong khoảng 2 tuần.

- Bây giờ chúng ta sẽ phân tích xem thử nếu cai sữa sớm hay muộn sẽ có những ảnh hưởng hay những lợi ích gì? Nếu thời gian cai sữa sớm thì gánh nặng về thể chất của Hams mẹ sẽ giảm xuống nhưng thể chất của Hams con vào thời kỳ phát triển sẽ có một số ảnh hưởng. Trong trường hợp cai sữa muộn thì thể chất của Hams con chắc chắc là tốt và không có vấn đề gì cho sự phát triển sau này nhưng như thế thì sự gánh vác về thể chất của chuột mẹ không hề nhỏ, thời gian hồi phục sức khoẻ chắc chắn sẽ kéo dài . Vì thế thời gian cai sữa tốt nhất cho Hams con là làm sao có thể cân bằng được thể chất của Hams mẹ đồng thời giúp Hams con phát triển tốt trong giai đoạn phát triển.

- Sau khi đã nắm rõ những thông tin ở trên thì chúng ta có thể rút ra được một điều: thực sự thời gian cai sữa tốt nhất không phải chỉ luôn bó hẹp trong một thời gian cố định mà nên tuỳ thuộc vào tình hình thực tế. Ví dụ: Hams mẹ vốn có thể chất không tốt, số Hams con lại nhiều, nếu bạn xem vấn đề hồi phục sức khoẻ cho Hams mẹ là điều quan trọng thì nên cho Hams con cai sữa sớm. Nếu bạn băn khoăn về vấn đề phát triển sau này của Hams con thì có thể cai sữa muộn một chút nhưng phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề hồi phục sức khoẻ của Hams mẹ, cho Hams mẹ ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng, không cho sống cùng chuột bố quá sớm để dẫn đến hiện tượng có thai quá nhanh.

- Nếu thể chất Hams mẹ không tồi và số lượng Hams con cũng không nhiều thì chúng ta hoàn toàn có thể để cho thời gian cai sữa kéo dài, tức là khoảng 25 ngày. Trong trường hợp này thì Hams con sẽ có kích thước lớn và chẳng bao lâu kể từ lúc cai sữa, cơ thể của nó sẽ tương đương với Hams mẹ. Lúc này thì chẳng còn phải lo lắng gì về thể chất của Hams con nữa.

- Hy vọng rằng những thông tin ở đây sẽ có ích cho những bạn yêu Hamster và các bạn sẽ tìm ra được thời gian cai sữa thích hợp cho chuột con để Hams của bạn luôn phát triển thật khoẻ mạnh.



Team Pets Cần Thơ !
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 51
Age : 37
Đến từ : Cần Thơ
Registration date : 26/02/2009

http://petsct.no1.vn/

Về Đầu Trang Go down

Cách chăm sóc Hamster Baby ! Empty Re: Cách chăm sóc Hamster Baby !

Bài gửi by cuchit Fri Mar 06, 2009 6:45 am

ồ anh min kiếm ở đâu ra những thông tin bổ ích này vậy ? hay quá ! thanks miệng 1 cái !!! thank you!!!
cuchit
cuchit

Nam
Tổng số bài gửi : 20
Đến từ : dong thap cao lanh
Registration date : 01/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết