Pets Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách chăm sóc Hamster sắp làm Mom !

Go down

Cách chăm sóc Hamster sắp làm Mom ! Empty Cách chăm sóc Hamster sắp làm Mom !

Bài gửi by Admin Mon Mar 02, 2009 3:39 am

*Tách lồng khi Hams Mom mang thai :

- Những vấn đề có thể phát sinh khi không tách lồng trong thời gian Hams cái mang thai :

1. Lúc vẫn còn Hams đực : Có thể sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của Hams mẹ lúc mang thai. Do sự có mặt của Hams bố mà Hams cái cho rằng sẽ nguy hiểm đến Hams con. Lúc Hams mẹ cảm thấy bất lực trong việc bảo đảm sự an toàn của Hams con thì nó sẽ nuốt chửng Hams con. Cũng có trường hợp Hams mẹ cố gắng tìm cách " xua đuổi" kẻ thù làm cho Hams đực bị thương.

2. Lúc vẫn còn Hams đực thì sẽ ảnh hưởng đến sự phán đoán tích trữ lương thực của Hams cái : lúc Hams mẹ cho rằng lương thực tích trữ không đủ để duy trì cuộc sống của Hams con thì cũng sẽ xuất hiện hiện tượng Hams mẹ nuốt Hams con.

3. Đối với những con Hams đực : thường ăn những thức ăn có chứa nhiều Protein như bánh mỳ trứng hay ăn những thức ăn có liên quan đến thịt thì tính tình rất nóng nảy và hấp tấp. Do vậy xác suất Hams bố ăn Hams con mới ra đời là rất cao.

4. Có một điều tương đối bị xem nhẹ nhưng không thể bỏ qua đó là : nếu không tách lồng thì sẽ làm cho Hams mẹ sinh sản liên tục, do vậy thể chất của Hams mẹ bị giảm sút nhanh chóng trong thời gian ngắn, đồng thời cũng không đảm bảo cho sự trưởng thành và thể chất của Hams con. Hams đực trưởng thành mỗi ngày đều có thể giao phối, mỗi ngày đều làm phiền Hams cái mà không quan tâm đến nhu cầu và thể chất của Hams mẹ.



*Chăm sóc Hams Mom khi mang thai :

- Nên cho Hams mẹ ăn gì trong thời gian mang thai ?

+ Để có thể duy trì được thể lực sinh sản và có đủ sức để mang Hams con trong quá trình mang thai thì trong vòng 6 tuần lễ ( 3 tuần mang thai và 3 tuần nằm ổ) phải chăm sóc Hams mẹ tốt nhất. Thức ăn luôn tươi mới, có nhiều dinh dưỡng. Hams mẹ sau khi sinh xong rất có hại đến cơ thể, do đó phải hết sức bồi bổ để tránh trường hợp tuổi thọ của Hams bị giảm xuống.

. Cá khô: Không phải là loại cá khô mà chúng ta vẫn thường ăn. Đó là loại cá khô chuyên dùng cho Hams. Loại cá khô này sẽ bổ sung lượng can-xi đã bị mất của Hams mẹ. Hams con trong thời gian trưởng thành cũng có thể ăn loại cá này.

. Bánh mỳ trứng: Là loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn lòng trắng trứng. Rất hữu ích trong việc bổ sung dinh dưỡng cho Hams mẹ.

. Sữa: Sau khi đã pha loãng sữa thì mới cho Hams mẹ uống hoặc có thể dùng loại bột thay cho sữa mà chúng ta vẫn thường cho các con thú nhỏ uống. Sữa là loại thực phẩm rất dễ bị hỏng. Nếu dùng bình sữa thì 6 tiếng phải thay một lần, đặc biệt là vào mùa hè thời tiết tương đối nóng, tốc độ bị chua của sữa tương đối nhanh, do đó chúng ta cần chú ý.

- Chuẩn bị môi trường sinh

1. Lồng và vật dụng lót chuồng: Trước lúc sinh, Hams mẹ sẽ bắt đầu làm một cái tổ. Tốt nhất vào lúc này là chúng ta cung cấp cho Hams mẹ gỗ vụn và một cái lồng thích hợp hoặc thay gỗ vụn bằng giấy vệ sinh sạch.

2. Môi trường yên tĩnh: Đưa lồng vào nơi tối và yên tĩnh, đậy vải lên trên, lượng gỗ vụn nên nhiều hơn ngày thường để Hams mẹ có thể tự do làm tổ theo nhu cầu của mình. Thần kinh của Hams mẹ trong thời gian mang thai tương đối nhạy cảm, nếu bị tiếng động quá lớn làm ảnh hưởng thì có khả năng sẽ bị lưu sản, vì cần cần duy trì sự yên tinh ở môi trường xung quanh. Trừ những lúc phải đưa thức ăn và nước uống ra thì không nên làm phiền chúng.

3. Lấy vòng Whell ra: Lưu ý rằng trước lúc Hams mẹ sinh thì nên lấy Whell ra để tránh trường hợp Hams mẹ không chú tâm trong việc chăm sóc con.

- Bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

1. Thức ăn : Dinh dưỡng bổ sung trong thời kỳ này thì nên lấy lượng thức ăn mà chúng ta vẫn cho Hams mẹ ăn hằng ngày làm chuẩn, ngoài ra bổ sung thêm lòng trắng trứng và can-xi. Ví dụ: sữa, cá khô, bánh mỳ trứng... cũng có thể cho ăn thêm một ít rau quả tươi ( nhưng không nên cho ăn mỗi ngày vì như thế sẽ làm cho chuột bị tiêu chảy) cá khô có chứa rất nhiều can-xi, rất có ích trong việc phát triển xương của Hams con.

2. Nước uống : Thời gian này Hams uống nước tương đối nhiều vì thế nước phải luôn chuẩn bị đầy đủ và nước phải sạch. Có một số bạn cho rằng Hams chỉ cần ăn rau quả là có thể bổ sung được lượng nước hoặc thậm chí là không cần uống nước. Quan niệm này hoàn toàn không đúng. Hãy cho Hams mẹ uống nước sôi để nguội, không nên cho uống nước máy để tránh trường hợp trong nước máy có những tạp chất làm cho Hams bị tiêu chảy.

- Một vấn đề cần chú ý nữa đó là: với những loại thức ăn dễ bị hư hỏng như rau xanh... nếu trong ngày không ăn hết thì phải vứt đi.



*Những dấu hiệu Hams Mom sinh sản :

- Hamstet từ lúc mang thai đến lúc sinh thông thường là 3 tuần. Thời gian này có thể chia làm 3 giai đoạn. Các bạn có thể phán đoán Hams cái đã mang thai hay chưa đồng thơì có sự chuẩn bị trước.

- Giai đoạn thứ nhất là xem Hams đực và cái của bạn đã giao phối thành công hay chưa.

- Giai đoạn thứ 2 là khoảng 15 ngày trước lúc Hams cái mang thai. Giai đoạn thứ 3 là vài ngày trước lúc gần sinh, thông thường là từ 2 đến 3 ngày. Mặc dù giai đoạn này chúng ta mới chuẩn bị một ít thì e rằng hơi muộn nhưng vẫn tốt hơn là không chuẩn bị gì cả. Dưới đây là một số dấu hiệu chứng tỏ Hams của bạn sắp sinh con.

1. Làm tổ : Không phân biệt đực hay cái, Hams tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc Hams mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng.

2. Đánh nhau : Tính khí của Hams mẹ trong thời gian mang thai thông thường rất nóng nảy, hơi bất thường so với tính dịu dàng trước đây. Nhưng Hams đực lại không chú ý đến sự thay đổi của Hams cái, cứ luôn làm phiền đến Hams mẹ. Lúc này Hams cái tương đối phản cảm và sẽ đánh nhau với Hams đực, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hiên tượng " đổ máu". Tốt nhất lúc này chúng ta tách lồng để cho Hams mẹ có môi trường yên tĩnh và cũng là phương pháp bảo vệ an toàn cho Hams đực.

3. Tích trữ lương thực : Không phải chỉ có Hams mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với Hams mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày Hams mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ Hams con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì Hams mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để " giải quyết" những Hams con có thể chất kém.

4. Uống nhiều nước : Thông thường vài ngày trước lúc sinh Hams mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng Hams con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý.

5. Đi tiểu nhiều lần : Uống nước nhiều thì số lần đi tiểu cũng nhiều. Hình như đây là sự liên hệ tất nhiên, không cần phải giải thích. Nhưng Hams mẹ trước lúc sinh thì số lần đi tiểu tương đối nhiều, chốc chốc lại thấy nó đến nơi cố định để đi tiểu. Điều này được khoa học giải thích như sau: trọng lượng của Hams con làm cho tử cung của Hams mẹ bị sa xuống và ép sát vào hệ thống bài tiết của Hams mẹ, từ đó làm cho số lần bài tiết của Hams mẹ tăng lên.

6. Cơ thể hình quả lê : Dấu hiệu này tương đối rõ với Hams mẹ trước lúc sinh vài ngày. Đôi lúc chúng ta có cảm giác là bụng của Hams mẹ đột nhiên lớn ra sau một đêm. Bụng của Hams mẹ lúc mang thai tương đối lớn, đi lại chậm chạp. Nếu chúng ta bế Hams mẹ lên tay, dùng ngón trỏ đăt nhẹ lên bụng thì có lúc sẽ cảm nhận được có một khối cứng nhỏ nhưng không rõ ràng lắm. Nhưng đừng làm như vậy vì dễ dẫn đến vấn đề lưu sản.

7. Hai hàng vú xếp thẳng hàng : Dấu hiệu này cũng dễ thấy vào mấy ngày trước lúc Hams mẹ sinh. Trước đây đầu vú của Hams mẹ do bị lông che phủ nên không nhìn thấy rõ còn bây giờ chúng ta sẽ dễ dàng thấy được. Hams mẹ có 8 đầu vú, phân bố gần tứ chi, mỗi bên có 2 cái và đối xứng đều 2 bên. Nhưng lúc mang thai chúng ta chỉ nhìn thấy 6 đầu vú bên dưới, mỗi bên có 3 cái, giống như hàng nút xếp thẳng hàng ở những kiểu y phục cũ. Nhưng đừng có cho rằng lúc nhìn thấy hiện tượng này là Hams mẹ mang thai vì lúc chuột rụng lông thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đựơc đầu vú.

8. Hiện tượng đau từng cơn : Hams con không nằm yên trong bụng mẹ mà cứ cựa quậy liên túc, cứ thích duỗi chân và tay làm cho Hams mẹ cảm thấy không yên tâm. trong thời gian nghỉ ngơi, toàn thân của Hams mẹ cứ thỉnh thoảng lại run lên đó là do hiện tượng đau từng cơn và lúc sắp sinh thì số lần xuất hiện của hiện tượng này càng nhiều.

9. Liếm phần bên dưới : Hams mẹ cúi đầu liếm phần đó là do nó đang tự mình kiểm tra xem Hams con đã chào đời hay chưa. Tất nhiên liếm phần bên dưới là một trong những thói quen của chuột nhưng nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy thời gian liếm lúc này lâu hơn so với bình thường.



*Những kiến thức cần biết sau khi Hams Mom sinh :

- Những thức ăn giàu chất lòng trắng trứng và những thức ăn chứa nhiều Vitamin ( đặc biệt là Vitamin E) rất có tác dụng trong việc phục hồi thể trạng và tố chất Hams mẹ trong thời gian Hams mẹ mang thai hoặc trong thời gian Hams mẹ cho con bú.

- Trước và sau khi Hams mẹ sinh, đặc biệt là vào mùa hè cần tránh ánh nắng mặt trời, cung cấp nước sạch đầy đủ cho Hams mẹ.

- Trước và sau khi Hams mẹ sinh cần đảm bảo môi trường yên tĩnh, không cho mèo chó đến gần đồng thời không cho người khác đến xem.

- Sau khi Hams mẹ sinh, cần điều chỉnh liều lượng lòng trắng trứng trong thức ăn để tránh trường hợp bị viêm tuyến sữa.

- Lúc quan sát Hams con, trên tay không nên có mùi lạ để tránh trường hợp mùi này sẽ bám trên người Hams con.

- Nếu là trường hợp gửi nuôi Hams con thì nên thấm nước tiểu Hams mẹ mà sẽ cho Hams con bú rồi sau đó mới cho Hams con bú mẹ.

- Hams mẹ sau khi sinh thông thường không có bệnh. Nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt Hams mẹ bị mắc bệnh nặng thì Hams con phải được nuôi dưỡng độc lập và chúng ta sẽ cho dùng sữa để chăm sóc. Tỉ lệ của sữa và nước là 1: 1.5 hoăc 1: 2.5. Nhiệt độ 35 là thích hợp. Ban đầu mỗi lần cho uống là 2 - 4 ml sau đó dần dần tăng lên 10-20ml. Mỗi ngày cho uống 5 lần. 20 ngày sau thì chuyển sang cho ăn thức ăn. Lúc này cần cho Hams con ăn cỏ xanh, rau xanh, đồ ăn dễ tiêu hoá và giàu chất dinh dưỡng.



Team Pets Cần Thơ !
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 51
Age : 37
Đến từ : Cần Thơ
Registration date : 26/02/2009

http://petsct.no1.vn/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết