Pets Cần Thơ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách chăm sóc Hamster trưởng thành !

Go down

Cách chăm sóc Hamster trưởng thành ! Empty Cách chăm sóc Hamster trưởng thành !

Bài gửi by Admin Mon Mar 02, 2009 1:57 am

Nên cho Hams ăn gì ?

- Thức ăn của Hamster có thể chia làm 4 loại lớn đó là thức ăn chính, thức ăn phụ, thức ăn vặt và đồ ăn dinh dưỡng.( Sưu Tầm )

1. Thức ăn chính: Thức ăn chính của Hamster đa phần là hạt ngũ cốc, như hạt lúc, bắp, mè, tiểu mạch v.v. Đây là thức ăn không thể thiếu mỗi ngày và cũng giống như cơm, mì mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày vậy.

2. Thức ăn phụ: Thức ăn phụ của chuột đa phần là rau và trái cây tươi. Từ loại thức ăn này chuột có thể bổ sung được lượng nước , điều tiết khẩu vị và bổ sung được nhiều chất xơ.

3. Thức ăn vặt: Thức ăn vặt của Hams đa phần là những loại thực phẩm chứa lượng dầu tương đối cao như mè, hướng dương, đậu phộng v.v. Từ 3- 5 ngày thì chúng ta sẽ cho ăn một lần.

4. Thức ăn dinh dưỡng: Thức ăn dinh dưỡng của Hams đa phần là những loại thức ăn chứa hàm lượng protein dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng đã nấu chín, thịt bò, gà đã nấu chín, cá khô, tôm khô v.v. Những loại thức ăn này là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cho chuột mẹ trước và sau khi mang thai.

- Các loại thức ăn trên là do Admin Sưu tầm và chia sẻ với các bạn , riêng Admin thì cho các Bé Hams măm : Các loại đậu , sâu khô , Sa-lát , Phô mai , lâu lâu thì có thêm Kem bánh sinh nhật ... hết , rất tiết kiệm và các Bé Hams vẫn béo ú tròn trịa
:D


Huấn luyện Bé Hams đi vệ sinh đúng nơi qui định :

- Muốn huấn luyện Hams giống như những chú cún - có thể hiểu được những "lễ nghi" lúc đi vệ sinh - thì tương đối khó nhưng có thể lợi dụng đặc tính của Hams để huấn luyện nó đi vệ sinh trong một phạm vi nhất định.

- Đầu tiên nên chuẩn bị một cái nhà vệ sinh, trên thị trường cũng có bán nhưng nếu muốn tự tay mình làm thì cũng được nhưng nên chú ý độ cao nơi ra vào không được quá cao để tránh trường hợp Hams ra vào không thuận tiện. Vị trí đặt nhà vệ sinh nên có khoảng cách xa nhất so với tổ của Hams. Ví dụ tổ của Hams là ở góc phía dưới bên trái của lồng thì nhà vệ sinh sẽ đặt ở góc phía trên bên phải. Đây chính là đặc tính của Hams. Nó có thói quen đi tiểu tiện ở nơi cách tổ của nó tương đối xa. Với loại cát dùng trong nhà vệ sinh thì không nên mua loại cát sẽ biến thành thể rắn lúc bị ướt vì Hams rất thích ủi cát lên để chơi. Sau khi đã chuẩn bị xong thì chúng ta sẽ quan sát biểu hiện của Hams. Lúc ban đầu có thể nó sẽ không hiểu vì thế bạn có thể xem xét nơi mà nó thường đi tiểu và thử đặt nhà vệ sinh vào chỗ đó và như thế Hams sẽ đi tiểu vào nhà vệ sinh. Nếu vẫn không được thì sau khi đã lấy mùn cưa chùi sạch nơi mà Hams đã tiểu và lại đặt nhà vệ sinh lên trên cát hoặc là để phân Hams lên trên đống cát xem thế nào.

- Thông thường có loài nhớ vị trí đi vệ sinh nhanh hơn , cũng có loài rất chậm. Nếu đã cố gắng nhiều lần nhưng vẫn không được thì bạn hãy bỏ qua. Nếu không có nơi đặt nhà vệ sinh nhưng vẫn không ảnh hưởng đến môi trường chăm sóc thì hãy cho Hams của bạn tuỳ ý đi vệ sinh.

- Nhưng để cho Hams đi đại tiện đúng chỗ thì khó hơn rất nhiều so với việc huấn luyện Hams đi tiểu tiện đúng nơi quy định. Cho dù nó cũng đi tiểu tiện vào nhà vệ sinh nhưng lại không đi đại tiên vào nơi đó. Hams đi tiểu tiện thì có thể dạy cho đi đúng chỗ , nhưng đại tiện thì không , nên không thể giải thích được vấn đề này :D

- Hi vọng rằng sau khi đọc những thông tin này bạn sẽ áp dụng vào thực tế và mong rằng nó sẽ đem lại kết quả như bạn mong muốn.



Cho bé Hams sưởi nắng :

- Lúc Hams cưng sưởi nắng, chúng ta có thể lợi dụng tia tử ngoại để diệt khuẩn cho Hams.Chính vì vậy phương pháp này cũng có ưu điểm của nó. Nhưng Hamster là loài động vật rất sợ nóng vì vậy chúng ta cần chú ý những điểm sau lúc sưởi nắng cho Hams

1. Không nên để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào Hams cũng có nghĩa là không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể.

2. Thời gian phơi nắng không nên quá lâu, không nên vượt quá 10 phút, thông thường trong vòng 5 phút là được.

3. Lựa chọn thời gian phơi nắng thích hợp. Không thể chọn lúc nóng nhất, có nghĩa là trong thời gian khoảng 2 giờ chiều vì lúc này mặt trời rất mạnh, rất dễ làm cho chuột bị say nắng và chết. Vì thế lựa chọn thời gian sưởi nắng vào buổi sáng hoặc chiều tối thì tương đối tốt vì lúc này ánh mặt trời tương đối yếu và Hams có thể chịu được.



Dạy Hams tắm cát :

- Dạy Hams tắm trong cát thật ra rất đơn giản, chỉ cần cho Hams lăn vài vòng trong cát để cát có thể loại bỏ đi những vết bẩn bám trên lông Hams. Nhưng không phải Hamsnào cũng có bản năng là tự mình tắm trong cát. Nếu Hams nhà bạn không tự mình tắm được thì bạn đừng lo, vì Hams vốn rất thông minh và chúng ta chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể dạy cho Hams biết được phương pháp này.

1. Đầu tiên chúng ta có thể dùng một cái muỗng nhỏ, đổ một ít cát vào trong đó rồi đổ lên lưng Hams, Hams sẽ chuyển động thân để rũ cát đi. Qua nhiều lần như vậy, Hams thông minh sẽ biết vui vẻ như thế nào và tự động lăn vài vòng trong cát. Tất nhiên là chúng ta có thể dùng công cụ như là chiếc đũa chẳng hạn, nhè nhẹ lật Hams vào trong cát và từ từ ấn nó xuống. Từ đó Hams cũng có thể học được cách lăn trong cát.

2. Đối với những Hams không tự mình biết được cách tắm trong cát thì chúng ta có thể tìm giúp cho nó một "người thầy". Do tính hiếu kì của Hams tương đối cao nên chúng ta sẽ tìm cho nó một Hams khác biết cách tắm trong cát để làm mẫu cho Hams chưa biết cách tắm. Nhờ sự làm mẫu này Hams có thể tự mình tắm được và vui vẻ trong đó.

3. Đối với những Hams hơi ngốc thì chỉ còn phương pháp là " đóng chặt cửa". Chúng ta bỏ Hams vào trong đống cát (bỏ nhiều cát một chút) và để cho nó tự do trong đó. Nó muốn đào lỗ thì đào lỗ, muốn chạy nhảy thì chạy nhảy. Kết quả cuối cùng đó là: Nếu Hams học được cách tắm trong cát thì thật tuyệt. Nếu vẫn không học được thì sẽ hơi phiền phức một chút và chúng ta sẽ phải bắt nó phải chui vào trong cát.

- Có một điều chúng ta sẽ phải lưu ý đó là: Tuyệt đối không tập cho Hams có thói quen xấu đi tiểu trong phòng tắm. Vì cát sau khi bị thấm ướt thì sẽ bị vón cục và sẽ bị lãng phí không ít đồng thời còn làm cho phòng tắm bị "ô nhiễm". Nếu bạn thấy Hams đi tiểu vào trong đó thì nên kịp thời xử lý những chỗ cát bị ướt và bị vón cục.



Phân biệt khi nào Hams " Choảng nhau " hay Giao phối :

- Sự đánh nhau giữa Hams với nhau thường thường đều là do vấn đề hòa hợp lồng. Do vẫn chưa cảm thấy thân quen nên ai cũng cho rằng đối phương là phần tử nguy hiểm, khó tránh được vấn đề tuyên chiến. Lúc tính tình hợp nhau thì có thể cùng nhau chung sống trong hoà bình. Đương nhiên cũng có trường hợp đánh nhau đến " chảy máu, đầu rơi" vĩnh viễn không thể nào kết thân được. Với chuột đực trong thời gian muốn giao phối đều muốn đuổi chuột cái và ngửi mùi chủa chuột cái. Lúc chuột cái không muốn thì sẽ kêu lên, từ chối đồng thời ngăn cấm hành vi của chuột đực. Nhưng đây không phải là đánh nhau. Hành động cụ thể như thế nào xin các bạn hãy xem ở nội dung " Những biểu hiện không giống nhau của chuột đực và cái trong thời gian muốn giao phối"

- Xem phần giới thiệu ở trên thì các bạn đã rất dễ phán đoán Hams của mình đang đánh nhau hay muốn giao phối. Kỳ thực phương pháp đơn giản nhất đó là xem vị trí đứng của 2 Hams và cường độ đối kháng. Mặt đối mặt, chỉ cắn nhau thì là đánh nhau. Hành động tỏ vẻ âu yếm và biểu hiện của chuột đực thể hiện sự vội vàng thì chúng đang trong thòi kỳ muốn giao phối.



Những biểu hiện không giống nhau của Hams đực và cái trong thời gian muốn giao phối :

- Thông thường Hams đực có khả năng sinh sản sau 1 tháng rưỡi, còn Hams cái thì sau 2 tháng, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Khi nuôi những Hams đực và cái đã có khả năng sinh sản thì chúng sẽ có tình cảm và tự nhiên sẽ phát sinh hành vi giao phối, không bao lâu nữa trong nhà bạn sẽ có một tổ toàn là Hams con. Nếu chưa có ý định nuôi Hams con thì tốt nhất là sớm tách Hams đực và Hams cái ra.

- Trong thời gian có thể giao phối thì tinh hoàn của Hams đực sẽ lớn, xem ra giống như phần đít bị sưng đỏ, tuyến hương cũng sẽ tiết ra mùi đặc trưng và Hams đực sẽ quét mùi của tuyến hương lên mọi vị trí trong lồng để hấp dẫn Hams cái. Còn đuôi của Hams cái trong thời gian muốn giao phối sẽ cong lên và không ngừng chuyển động để lôi kéo Hams đực. Hams đực sau khi đã ngửi vào phần đít của Hams cái thì sẽ bắt đầu hành động giao phối. Hams đực sau khi đã trưởng thành thì mỗi ngày đều có thể phát dục còn chu kỳ phát dục của Hams cái là từ 3-4 ngày, do vậy Hams đực tương đối " háo sắc", mỗi ngày đều muốn tìm Hams cái, nhưng Hams cái không phải lần nào cũng có thể giao phối được vì thế trong lồng thường xảy ra chuyện rượt đuổi giữa Hams đực và Hams cái. Đôi lúc do sự phản kháng mạnh mẽ của Hams cái làm cho Hams đực phải kêu lên mấy tiếng nhưng nó chỉ ngạc nhiên trong giây lát rồi sau đó lại " tôi làm theo ý tôi " . Lúc Hams đực mệt hay đói rồi thì phải nghỉ ngơi nhưng qua một lúc sau thì lại bắt đầu quấy rầy Hams cái.

- Sau khi nhận thấy Hamster của mình dang ở trong thời kỳ muốn giao phối và cũng đã tận mắt nhìn thấy hành động giao phối của chúng thì có nghĩa là không bao lâu nữa nhà bạn sẽ có một tổ toàn là Hams con. Không phải cứ mỗi lần giao phối là Hams cái đều có thể mang thai nhưng bạn nên làm tốt công việc chuẩn bị, có sự chuẩn bị thì sẽ không lúng túng. Nếu chưa muốn chăm sóc Hams con hoặc không muốn Hams cái của bạn mệt mỏi như vậy thì nên sớm tách Hams đực và Hams cái ra.



Làm sao để biết sự giao phối của Hams đã thành công ?

- Hams đực lúc đã trưởng thành thì mỗi ngày đều muốn giao phối, còn chu kỳ giao phối của Hams cái thông thường là từ 3-4 ngày. Hams đực và cái trong thời gian giao phối mỗi ngày có thể giao phối nhiều lần nhưng không phải lần nào cũng thành công và cũng không phải mỗi lần giao phối thành công thì có thể đảm bảo Hams cái sẽ mang thai. Nhưng có thể khẳng định: số lần giao phối của Hams đực và cái càng nhiều thì tỉ lệ mang thai của Hams cái càng lớn.

- Một số bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ thói quen sinh hoạt của Hams. Có thể giải thích đơn giản như sau: lúc Hams giao phối, thông thường Hams đực sẽ đuổi Hams cái chạy khắp lồng, sau đó thì nó sẽ dùng mũi để ngửi mùi Hams cái, có lúc sẽ dùng phần đầu để dũi vào phần dưới của Hams cái; dùng chi trước ôm chặt phần eo của Hams cái đồng thời dùng sức nâng phần dưới của Hams cái lên để tiến hành giao phối.

- Sau nhiều lần quan sát thì chúng ta có thể đưa ra kết luận như sau: Nếu sau một lần hoàn thành nhưng Hams đực vẫn đuổi Hams cái để làm lần 2 thì có thể kết luận rằng lần giao phối trước đã thất bại. Nếu sau khi giao phối, Hams đực nằm dài trên đất hoặc hơi co giật nhưng mang dáng vẻ nhẹ nhõm, không có biểu hiện khó chịu mà là hài lòng còn Hams cái thì cúi đầu để liếm phần bên dưới của mình thì có thể nói rằng lần giao phối này thành công. Nhưng cứ cho là sau khi giao phối đã thành công đi nữa thì Hams đực sau một thời gian nghỉ ngơi lại bắt đầu "công kích" Hams cái và cứ lặp lại như vậy nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân tỉ lệ Hams cái mang thai cao trong thời gian Hams đực muốn giao phối.



Team Pets Cần Thơ !
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 51
Age : 37
Đến từ : Cần Thơ
Registration date : 26/02/2009

http://petsct.no1.vn/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết